Web 3.0 là gì và tại sao nó lại quan trọng
Trong khi làn sóng Web 2.0 vẫn đang đơm hoa kết trái, chúng ta cũng đang chứng kiến những chồi non đầu tiên của sự phát triển xuất hiện từ sự thay đổi mô hình trong các ứng dụng internet có tên là Web 3.0. Đó là một bước tiến nhảy vọt đối với các mạng lưới ở dạng open, trustless và permissionless.

Web 3.0 là gì? Nó có thực sự có tiềm năng thay đổi xã hội trong tương lai trong khi Web 2.0 vẫn đang phát triển mạnh và thống trị thế giới với nhiều nền tảng toàn cầu như Facebook, Youtube, Snapchat, Twitter …
Trước khi nói về Web 3.0 chúng ta cần phải đi ngược thời gian về quá khứ nhé!
Website ra đời từ đâu?
Năm 1989, Tim Berners-Lee, một nhà khoa học người Anh, đã phát minh ra World Wide Web (WWW) hay còn gọi là Web 1.0, khi đang làm việc tại CERN. Web 1.0 là một ứng dụng chỉ có thể đọc, trong đó một số ít các quảng cáo đã tạo ra các trang web siêu liên kết có thể được điều hướng bởi vô số người đọc. Berner-Lee cho rằng Web 1.0 là một không gian thông tin chung, nơi mà chúng ta giao tiếp bằng cách chia sẻ thông tin. Người dùng không được quyền truy cập vào giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface- API) các sản phẩm Web 1.0.
Do đó, người dùng chỉ đơn thuần là người tiêu thụ dữ liệu tính toán từ máy tính, chứ không phải là người tạo ra chúng.
Web 2.0 – Chuyển giao thông tin
Công nghệ nào mang lại lợi ích cho hơn 3 tỷ người trong 80% số giờ làm việc của họ mỗi ngày? Câu trả lời đó là Web 2.0
Web 2.0 đã chuyển thế giới từ website 1.0 là website tĩnh được thiết kế để tiêu thụ thông tin và được phục vụ từ các máy chủ đắt tiền chuyển sang dưới dạng trải nghiệm tương tác và nội dung do người dùng tạo ra. Sự ra đời của web 2.0 góp phần vào chia sẻ thông tin trực tuyến qua các phương tiện truyền thông: mạng xã hội, blog…. Sự nổi lên của Web 2.0 chủ yếu được thúc đẩy bởi ba lớp cốt lõi của sự đổi mới: mobile, social và cloud.
Cho đến Friendster, MySpace và sau đó là Facebook ra đời vào năm 2004, Internet là vẫn là một nơi chưa nhiều người biết đến. Các mạng xã hội này đã thu hút người dùng vào hành vi tốt và tạo ra nội dung sáng tạo.
Công nghệ đám mây (Cloud) phổ biến hóa việc sản xuất và bảo trì các trang và ứng dụng internet: các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã tổng hợp và tinh chỉnh phần cứng máy tính cá nhân được sản xuất hàng loạt trong nhiều trung tâm dữ liệu rộng lớn trên khắp thế giới. Các công ty có thể chuyển từ việc mua và duy trì cơ sở hạ tầng chuyên dụng và đắt tiền của riêng họ sang dạng thuê bộ nhớ, điện toán và các công cụ quản lý.
Web 3.0 – Chuyển giao giá trị
Trong khi làn sóng Web 2.0 vẫn đang đơm hoa kết trái, chúng ta cũng đang chứng kiến những chồi non đầu tiên của sự phát triển xuất hiện từ sự thay đổi mô hình trong các ứng dụng internet có tên là Web 3.0. Đó là một bước tiến nhảy vọt đối với các mạng lưới ở dạng open, trustless và permissionless.
- Open: chúng được xây dựng từ phần mềm mã nguồn mở, xây dựng bởi một cộng đồng các nhà phát triển.
- Trustless: mạng lưới cho phép người tham gia tương tác công khai hoặc riêng tư mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy.
- Permissionless: ở chỗ bất kỳ ai, cả người dùng và nhà cung cấp, đều có thể tham gia mà không cần cơ quan quản lý cho phép.
Web 2.0 được phát triển rộng rãi bởi sự ra đời của mạng di động, mạng xã hội và dịch vu đám mây thì Web 3.0 được xây dựng chủ yếu dựa trên ba lớp đổi mới công nghệ mới: điện toán biên, mạng dữ liệu phi tập trung và trí tuệ nhân tạo. Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu (owners) cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin. Web 3.0 cho phép một tương lai, nơi người dùng và máy có thể tương tác với dữ liệu, giá trị và các bên đối tác khác thông qua nền tảng của mạng ngang hàng mà không cần bên thứ ba.
Về cơ bản, Web 3.0 sẽ mở rộng quy mô, phạm vi tương tác giữa người và máy vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng ngày nay. Những tương tác này, từ thanh toán liền mạch đến luồng thông tin phong phú hơn, đến chuyển dữ liệu đáng tin cậy, sẽ trở nên khả thi với một loạt các đối tác tiềm năng tăng lên đáng kể. Web 3.0 sẽ cho phép chúng ta tương tác với bất kỳ cá nhân hoặc máy móc nào trên thế giới mà không cần thông qua người trung gian thu phí. Sự thay đổi này sẽ tạo ra một làn sóng hoàn toàn mới về các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh rất khác so với trước đây: từ các hợp tác xã toàn cầu đến các tổ chức tự trị phi tập trung và thị trường dữ liệu tự chủ.
Cấu trúc của các ứng dụng Web 3.0 (hay DApp) hoàn toàn khác với các ứng dụng Web 2.0.
Lấy ví dụ như Medium, một trang blog đơn giản cho phép người dùng xuất bản nội dung của riêng họ và tương tác với nội dung từ những người khác. Chúng ta hãy đi vào cấu trúc của Medium để xem nó hoạt động như thế nào.
- Đầu tiên: phải có một nơi để lưu trữ dữ liệu cần thiết, chẳng hạn như người dùng, bài đăng, tag, bình luận, lượt thích,… Điều này đòi hỏi một cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục.
- Thứ hai: backend code (được viết bằng ngôn ngữ như Node.js, Java hoặc Python) phải xác định bussness logic của Medium. Ví dụ: điều gì sẽ xảy ra khi một người dùng mới đăng ký, xuất bản một blog mới hoặc nhận xét trên blog của người khác?
- Thứ ba: frontend code (thường được viết bằng JavaScript, HTML và CSS) phải xác định logic giao diện người dùng của Medium. Ví dụ: trang web trông như thế nào và điều gì sẽ xảy ra khi người dùng tương tác với từng phần tử trên trang?
Tổng hợp tất cả lại với nhau, khi anh em viết một bài đăng blog trên Medium, anh em sẽ tương tác với giao diện người dùng (frontend), frontend sau đó sẽ tương tác với backend và backend sẽ giao tiếp với cơ sở dữ liệu của nó. Tất cả code này được lưu trữ trên các máy chủ tập trung và được gửi đến người dùng thông qua trình duyệt internet. Đây là bản tóm tắt high-level về cách hoạt động của hầu hết các ứng dụng Web 2.0 ngày nay.
Ngày nay, với sự bùng nổ của blockchain cũng như các ứng dụng của nó trong lĩnh vực tiền điền tử đã mở ra một hướng đi mới, đầy tiềm năng dành cho các ứng dụng Web 3.0.
Điều gì làm cho Web 3.0 trở nên khác biệt?
Không giống như các ứng dụng Web 2.0, Web 3.0 loại bỏ vai trò của “người đứng giữa”. Chúng không có cơ sở dữ liệu tập trung nào (centralized database), nơi để được lưu trữ trạng thái ứng dụng và không có máy chủ web tập trung nào (centralized web server) chứa code backend.
Thay vào đó, chúng ta có thể tận dụng blockchain để xây dựng ứng dụng trên một state machine phi tập trung được duy trì bởi các node ẩn danh trên internet.
“State machine” là máy duy trì một số trạng thái chương trình (program state) và các trạng thái tương lai được cho phép trên máy đó. Blockchains là các state machine được khởi tạo với một số trạng thái ban đầu và có các quy tắc rất nghiêm ngặt, tức là sự đồng thuận, xác định cách trạng thái đó có thể chuyển đổi.
Đặc điểm nổi bậc là chúng không có thực thể nào kiểm soát state machine phi tập trung này – nó được duy trì chung bởi tất cả mọi người (node) trong mạng lưới.
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu một cách cơ bản nhất cấu trúc bên trong của một dApp Web 3.0. Rõ ràng, công nghệ trong lĩnh vực blockchain nói chung cũng như trong crypto nói riêng đang phát triển rất nhanh chóng, chúng ta hy vọng sự phát triển này sẽ mang đến nhiều ứng dụng nổi bật, giải quyết được những điểm hạn chế mà trong không gian Web 2.0 đang tồn đọng, hướng tợi sự áp dụng rộng rãi đến nhiều người dùng trên thế giới.
Hãy đăng ký và theo dõi mạng xã hội bên dưới để nhận được những chia sẻ mới nhất
Cảnh báo: Đầu tư Bitcoin có thể kiếm được lợi cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Giao dịch sử dụng đòn bẩy có thể dẫn đến mất số hết số Vốn của bạn.
- Không phù hợp với những ai muốn làm giàu nhanh.
- Không dành cho những ai đang thất nghiệp muốn kiếm tiền để sinh sống hàng ngày.
- Không dành cho người có thu nhập thấp, nợ nần hoặc không chi trả nổi những chi phi lặt vặt trong cuộc sống.
Trước khi tham gia thị trường Tiền điện tử bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường. Rất nhiều nhà giao dịch (trader) vì không có kiến thức về thị trường dẫn đến thua lỗ mất mát hoặc lừa đảo không đáng có.
Danh sách các sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() |