Bài viết mớiFOREXKIẾN THỨCKIẾN THỨC CUNG CẦU

Dấu hiệu nhận biết vùng Cung Cầu bị phá vỡ

Điều mà các nhà giao dịch cung cầu quan tâm là khi nào các vùng giá này bị phá vỡ?

Một trong những điều mà các nhà giao dịch Cung cầu quan tâm là khi nào các vùng giá này bị phá vỡ. Mặc dù không có cách nào chắc chắn để biết liệu một vùng Cung hoặc Cầu bị phá vỡ hay không?

» Bài 6: Chiến lược giao dịch Cung Cầu (Supply Demand) kết hợp Price Action

Nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo để bạn có thể nhận ra tín hiệu là thị trường có thể sắp phá vỡ vùng Cung hoặc Cầu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn 3 dấu hiệu để phát hiện và tránh xa vấn đề nêu trên.

Nến nhấn chìm giảm hoặc Nến bao trùm tăng đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc của mọi chuyển động trên thị trường, nó là dấu hiệu hoàn hảo để xác định khi nào một vùng Cung hoặc Cầu có thể sắp bị phá vỡ.

Khi vào giao dịch dựa trên vùng Cung và Cầu, chúng ta thường sử dụng Nến nhấn chìm giảm và bao trùm tăng bên trong vùng giá này để làm tín hiệu vào giao dịch. Tuy nhiên, nến nhấn chìm giảm hoặc bao trùm tăng lại ngược với hướng mà thị trường di chuyển khi giá chạm vùng Cung Cầu.

1. Nến nhấn chìm xuất hiện ngược xu hướng thị trường tại vùng Cung Cầu bị phá vỡ

Nếu bạn đang giao dịch theo một vùng Cung và bạn thấy một cây Nến bao trùm tăng xuất hiện trong vùng giá đó mà không phải là Nến nhấn chìm giảm như bạn mong muốn. Ngược lại, nếu bạn đang giao dịch theo một vùng Cầu và bạn thấy một cây Nến nhấn chìm giảm xuất hiện trong vùng giá đó mà không phải là nến bao trùm tăng như bạn mong muốn.

Nến nhấn chìm sẽ hình thành khi thị trường vẫn ở trong vùng Cung cầu hoặc sau khi thị trường đã thực hiện một bước di chuyển nhỏ ra khỏi vùng cung cầu.

Biểu đồ 1: Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung (Supply Zone).

Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung (Supply Zone).
Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung (Supply Zone).

Trong phản ứng đầu tiên đối với vùng Cung (Supply Zone), chúng ta thấy một nến nhấn chìm giảm giá. Tuy nhiên, thị trường đã không thể di chuyển xuống thấp hơn sau khi nến giàm xuất hiện và di chuyển trở lại vào vùng Cung bằng một nến bao trùm tăng (Bullish Engulfing).

Tại thời điểm này, bạn nên nghĩ ngay đến việc đóng giao dịch ngắn hạn của mình. Khi nến bao trùm tăng xuất hiện, nó cho bạn thấy tín hiệu về việc giảm giá khi nến giảm trước đó xuất hiện ở vùng Cung đã thất bại và thị trường hoàn toàn có thể di chuyển lên cao hơn và vượt ra khỏi vùng Cung.

Biểu đồ 2: Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến bao trùm tăng sau khi thị trường đã giảm một chút.

Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến bao trùm tăng
Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến bao trùm tăng

Đây có thể là một giao dịch tiềm năng và mang về lợi nhuận nếu bạn xoay sở đủ nhanh nhưng với những nhà giao dịch theo Cung Cầu, họ lại kỳ vọng một động thái lớn hơn. Tuy nhiên, nến bao trùm tăng lại xuất hiện và kết thúc động thái đi xuống của thị trường.

Điều này đưa đến cho chúng ta đến một quy tắc quan trọng khi trông thấy một nến bao trùm tăng xuất hiện ngược hướng với vùng Cầu. Càng nhiều nhà giao dịch ngắn hạn (hoặc dài hạn) trên cây nến đang bị bao trùm tăng thì khả năng thị trường phá vỡ vùng Cung càng cao.

Trong ví dụ trên, chúng ta biết có một số lượng lớn các nhà giao dịch ngắn hạn vì thị trường đã giảm nhẹ trước khi bị bao trùm lên cao hơn. Ngoài ra, nến giảm cuối cùng trước khi bị nhấn chìm là một nến giảm giá lớn làm cho một số lượng lớn các nhà giao dịch vào lệnh theo tín hiệu nến này bị hụt hẫng.

Do đó, chúng ta biết sẽ có một số lượng đáng kể các nhà giao dịch đóng lệnh ở mức thua lỗ khi thị trường xuất hiện nến bao trùm tăng. Điều đó có nghĩa là thị trường sẽ di chuyển một khoảng cách lớn hơn khi các nhà giao dịch đóng vị thế của họ.

Nếu bạn thấy một cây nến nhấn chìm giảm xuất hiện trong Cung hoặc bao trùm tăng ở vùng Cầu, thì ngay sau khi thị trường di chuyển ra khỏi vùng giá này và sau đó xuất hiện cây nến nhấn chìm giảm hoặc bao trùm tăng đi ngược hướng thì khả năng thị trường phá vỡ vùng Cung hoặc Cầu là rất cao.

2. Vùng Cung Cầu bị phá vỡ khi thị trường đi đúng xu hướng

Một dấu hiệu khác cảnh báo vùng Cung Cầu bị phá vỡ là khi thị trường quay trở lại vùng Cung hoặc Cầu và sau đó di chuyển theo đúng hướng bạn dự đoán ban đầu. Tuy nhiên, ngay sau đó nó lại quay đầu lại và di chuyển phá vỡ vùng Cung Cầu đó.

Lý do giải thích điều này là các nhà giao dịch ngân hàng tham gia vào thị trường và đặt giao dịch khi giá di chuyển ra khỏi vùng cung cầu.

Biểu đồ 3: Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone).

Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone) cho thấy vùng Cung Cầu có thể bị phá vỡ
Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone) cho thấy vùng Cung Cầu có thể bị phá vỡ

Hình ảnh trên là một ví dụ về thị trường quay trở lại vùng Cung (Supply Zone) và hình thành một Pin Bar giảm và giá giảm xuống. Tuy nhiên, sự giảm giá này đã bị từ chối bởi một cây Pin Bar tăng hình thành và giá quay đầu tăng trở lại phá vỡ vùng Cung.

Tại sao vùng Cung (Supply Zone) này thất bại?

Đầu tiên thị trường di chuyển xuống trước. Khi thị trường giảm tạo ra vùng Cung, nó đã di chuyển xuống trong một thời gian khá dài. Một số lượng lớn các nhà giao dịch ngắn hạn sẽ vào lệnh bán vì họ hy vọng thị trường sẽ tiếp tục giảm xuống. Nếu thị trường đi lên từ đây, họ sẽ chịu thua lỗ và các tổ chức lớn có thể kiếm được rất nhiều tiền vì họ đã Mua lên và buộc các nhà giao dịch ngắn hạn phải đóng giao dịch.

Khi thị trường chạy vào vùng cung và hình thành Pin Bar giảm tại đây, các nhà giao dịch theo hành động giá (Price Action) bắt đầu Bán xuống vì đây là mô hình nến họ thường giao dịch và coi đây là một thiết lập giao dịch có xác suất chiến thắng cao (nến Pin Bar có đuôi dài) thân của Pin Bar nằm trong nến trước đó.

Tất cả những điều này xác nhận với các nhà giao dịch một cơ hội vào lệnh Bán tốt, do đó họ Bán xuống và hy vọng thị trường sẽ giảm. Các nhà giao dịch ngắn nhảy vào thị trường. Họ nhìn vào thực tế là thị trường đang trong một xu hướng giảm và thấy sự sụt giảm đột ngột đã xác nhận thị trường muốn di chuyển xuống.

Các ngân hàng biết được suy nghĩ và hành động của các nhà giao dịch ngắn hạn là như thế nào? Do đó, họ đặt Mua ở phía dưới và khiến thị trường tăng cao hơn vì điều này sẽ làm cho một lượng lớn nhà giao dịch ngắn hạn bị mất tiền mà cuối cùng tiền đó sẽ đi vào túi của họ.

Sự sụt giảm đột ngột khiến các nhà giao dịch ngắn hạn phản ứng nhanh chóng nhưng lại là cơ hội để các ngân hàng có được nhiều giao dịch Mua hơn được đưa vào thị trường. Khi họ đặt các giao dịch Mua này, tất cả các lệnh Bán từ các nhà giao dịch ngắn hạn được tiêu thụ và thị trường sẽ bắt đầu tăng cao hơn. Các lệnh Mua của họ đã tạo ra cây nến Pin Bar tăng với đuôi dài.

3. Vùng Cung Cầu (Supply Demand) hình thành ở đáy hoặc đỉnh xu hướng bị phá vỡ

Trong một xu hướng giảm, nơi tốt nhất để vào lệnh ngắn hạn là ở đầu xu hướng, có được điểm vào tại vùng này có nghĩa là bạn sẽ tối ưu được phần lợi nhuận. Nếu bạn vào lệnh sau khi thị trường đã đi xuống trong một thời gian dài thì số tiền lãi bạn có thể nhận có khả năng giảm sút do tất cả mọi người hiện đang đặt giao dịch theo cùng một hướng.

Điều mà các nhà giao dịch không nhận ra là vị trí giao dịch của bạn khi thị trường có xu hướng có ảnh hưởng lớn đến việc liệu giao dịch của bạn kết thúc có lợi nhuận hay không?  Nếu bạn đang Bán sau khi thị trường đã giảm mạnh xuống thì khả năng chiến thắng với giao dịch của bạn đã giảm đi nhiều vì thời điểm bạn đặt giao dịch đã qua thời điểm mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp gây ra sự đi xuống của thị trường để thu về lợi nhuận cho họ.

Nếu thị trường đã đi lên trong một thời gian dài và không có những cú hồi mạnh hoặc đi ngang (Sideway) đáng kể thì khả năng thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu đã giảm đi vì vùng giá đó đã quá cao. Do đó, nếu bạn thấy một vùng Cung hoặc cầu hình thành muộn trong một xu hướng đã di chuyển dài thì không chắc là vùng đó sẽ mang đến cho bạn một giao dịch thành công do khả năng thị trường có động thái chống lại xu hướng ban đầu là có.

Biểu đồ 4: Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1), trong vùng Cung (Supply Zone) hình thành ở đáy xu hướng.

Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1), trong vùng Cung (Supply Zone) hình thành ở đáy xu hướng
Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1), trong vùng Cung (Supply Zone) hình thành ở đáy xu hướng

Hãy chú ý đến khoảng thời gian được đánh dấu trên biểu đồ. Khi thị trường giảm và vùng Cung (Supply Zone) hình thành, bạn sẽ cho rằng đó là một giao dịch tốt. Xu hướng rõ ràng là giảm, thị trường đang tạo ra cấu trúc đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, nói chung, đây sẽ là một cơ hội giao dịch bán tiềm năng khi thị trường quay trở lại vùng Cung.

Vấn đề ở đây là thị trường đã di chuyển xuống trong một khoảng thời gian dài mà không có bất kỳ cú hồi hay đi ngang (sideway) đáng kể nào xảy ra. Do đó đến một lúc nào đó nó sẽ không thể tiếp tục di chuyển xuống thấp hơn. Nó phải tăng lên cao hơn để làm cho các nhà giao dịch Bán trễ bị mất tiền. Nếu bạn cố gắng giao dịch với vùng Cung được đánh dấu ở trên bạn cũng đã giao dịch muộn màng nên khả năng cao bạn cũng sẽ mất tiền.

Khi thị trường làm những điều giống nhau trong một thời gian dài, mọi người cho rằng nó sẽ tiếp tục làm điều tương tự trong tương lai gần. Đây là một trong những quy tắc chính khi giao dịch theo xu hướng. Xu hướng càng dài, càng có nhiều khả năng tiếp tục theo cùng một hướng.

Trong ví dụ về vùng Cung (Supply) trên thị trường, xu hướng giảm dài và không hề có một cú hồi đáng kể nào xảy ra, điều này khiến các nhà giao dịch tin rằng thị trường sẽ tiếp tục xuống thấp hơn. Do đó, khi thị trường bắt đầu hồi lên ngược với xu hướng chính là giảm nên có khả năng cao vùng Cung (Supply Zone) sẽ bị phá vỡ do thực tế thị trường cần phải di chuyển lên một khoảng cách đủ xa để lấy đà tiếp tục xu hướng chính.

Các dấu hiệu nhận biết vùng Cung cầu bị phá vỡ không phải khi nào cũng xuất hiện. Dấu hiệu thứ hai là ít phổ biến hơn nhiều so với dấu hiệu thứ nhất. Mặc dù đây không phải là những điều phổ biến, nhưng bạn vẫn cần có kiến thức về chúng để chuẩn bị khi những dấu hiệu này hiện hữu trên biểu đồ của bạn.

Đối với dấu hiệu thứ ba, hãy ghi nhớ quy tắc sau đây để tránh xa nó:

Nếu bạn thấy một vùng Cung hoặc Cầu hình thành sau khi thị trường đã di chuyển theo cùng một hướng trong một thời gian dài và trong thời gian đó không có một cú hồi nào đáng kể xảy ra thì bạn nên hạn chế đặt giao dịch tại vùng giá này.

Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm điểm vào lệnh tối ưu tại các vùng Cung cầu (Supply Demand) hiệu quả. Mời bạn đón xem những bài học Supply Demand tiếp theo của Tôi.

» Bài 8: Tìm điểm Vào Lệnh tại vùng Cung Cầu (Supply Demand) tối ưu?

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.

 


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...
Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay