Bài viết mớiCHỨNG KHOÁNChứng khoán phái sinhKiến thức cho người mới

Chứng khoán phái sinh cho người mới (Từ A đến Z)

Bạn cần có những hiểu biết nhất định về phân tích kỹ thuật và xây dựng cho mình 1 hệ thống chỉ báo riêng trước khi nghĩ đến việc làm giàu từ hợp đồng phái sinh

Đây là bài viết tổng hợp hướng dẫn đầu tư chứng khoán phái sinh cho người mới từ A đến Z. Các bước tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh này và những chiến lược giao dịch, cũng như làm sao để có thể thành công với giao dịch phái sinh. Bạn chỉ cần làm theo những gì Tôi hướng dẫn dưới đây là đủ. Chúng ta cùng bắt đầu nào!

1. Chứng khoán phái sinh là gì? 

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Chứng khoán phái sinh là gì
Chứng khoán phái sinh là gì?

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v…

Để tham gia thị trường Chứng khoán phái sinh chúng ta có thể mở tài khoản tại các sàn giao dịch chứng khoán VPS, SSI, HSC, VND…

Nói 1 cách dễ hiểu và trực quan hơn, tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh là 1 sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30. Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng như kỳ vọng, bạn có lời. Sản phẩm phái sinh này có tên chính xác là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Ví dụ: Bạn là nông dân trồng lúa, giá gạo ở thời điểm hiện tại (1/4) khi chưa tới vụ thu hoạch là vào khoảng 15.000đ/kg, khá cao so mọi năm.

Với kinh nghiệm lâu năm của mình bạn biết rằng giá gạo nhiều khả năng sẽ giảm trong tương lai khi vào chính vụ thu hoạch, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bán giá thấp hơn và làm lợi nhuận suy giảm.

Do đó, để tránh rủi ro bị giảm giá bạn sẽ ký 1 hợp đồng tương lai với người mua rằng tới thời điểm điểm thu hoạch (30/4) sẽ giao hàng cho anh ta với giá 15.000đ/kg, bất chấp giá gạo lúc đó diễn biến ra sao.

Đây chính là những sản phẩm phái sinh sơ khai nhất của thị trường hàng hóa mà sau này được giới “đầu cơ” sử dụng như một công cụ để tìm kiếm lợi nhuận.

Nếu bạn không phải là nông dân trồng lúa, bạn chẳng có hạt gạo nào để giao cho người mua tại thời điểm thu hoạch.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể ký hợp đồng tương lai với người mua và sau đó mua lại gạo trên thị trường để giao ở thời điểm 30/4.

Ví dụ Hợp đồng tương lai
Ví dụ Hợp đồng tương lai

Lúc này bạn muốn tham gia thị trường phái sinh đơn giản chỉ là vì bạn tin rằng giá gạo sẽ giảm trong tương lai và bạn muốn kiếm lời dựa trên khoản chênh lệch đó chứ không phải để giảm thiểu rủi ro giảm giá.

2. Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

  • Hợp đồng Kỳ hạn là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngày thực hiện giao dịch.
  • Hợp đồng Quyền chọn là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • Hợp đồng Hoán đổi là một thỏa thuận pháp lý trong đó 2 bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong 1 khoảng thời gian nhất định.
  • Hợp đồng Tương lai là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán).

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm).

Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

Ưu điểm và nhược điểm của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cổ phiếu, trái phiếu. Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế. Cụ thể:

Ưu điểmNhược điểm
Đòn bẩy caoRủi ro cao
Có thể có lời trong cả 2 chiều tăng/giảm của thị trườngCần dành nhiều thời gian để quan sát biến động của thị trường.

 

 

Giao dịch T+0, không phải chờ hàng về
Rủi ro cho nhà đầu tư nhỏ lẻ được hạn chế vì sự ra đời của sở giao dịch, trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ.

Với đặc tính trên, sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với những người chấp nhận rủi ro cao, giao dịch nhiều, đã có kinh nghiệm đầu tư.

Bên cạnh đó, phái sinh cũng phù hợp với các tổ chức, như là 1 khoản bảo hiểm cho tài sản trên thị trường chứng khoán cơ sở khi thị trường giảm. Kỹ thuật này gọi là Hedging.

Lời khuyên: Nếu bạn là nhà đầu tư mới bắt đầu, hãy quan sát thị trường trong 1 khoảng thời gian, sau đó đầu tư với số vốn nhỏ.

Kiếm lợi nhuận từ chứng khoán phái sinh như thế nào?

Nhà đầu tư dự đoán chiều tăng (long)/ giảm (short) của chỉ số VN30 bằng cách đặt lệnh giao dịch (mở vị thế long/short).

Kiếm lợi nhuận từ chứng khoán phái sinh
Kiếm lợi nhuận từ chứng khoán phái sinh
  • Nếu chỉ số VN-30 thay đổi đúng chiều dự đoán, bạn đóng vị thế và có lãi.
  • Ngược lại, nếu NĐT dự đoán ngược chiều, bạn đóng vị thế và bị lỗ.

3. Hợp đồng tương lai (Future Contract) là gì?

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao (future price) tài sản đó tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai và việc chuyển giao này được thực hiện theo các quy định của Sở giao dịch có tổ chức.

Hợp đồng tương lai (Future Contract) là gì?
Hợp đồng tương lai (Future Contract) là gì?
  • Tài sản cơ sở có thể là: Ngũ cốc, thực phẩm, năng lượng, kim loại, tiền tệ, chỉ số tài chính…
  • Quy cách của hàng hóa giao dịch trong Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và được giao dịch tại các sàn tập trung.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được mở vị thế tại mức giá F hiện tại. Đến thời điểm đáo hạn, người mua & người bán sẽ thanh toán khoản tiền chênh lệch. Khoản chênh lệch giữa mức giá thời điểm đáo hạn ST và mức giá mở vị thế F cũng chính là khoản tiền lãi/lỗ của nhà đầu tư.

Thỏa thuận mua-bán chỉ số VN30
Thỏa thuận mua-bán chỉ số VN30

Trở lại với ví dụ ban đầu, về việc mua bán gạo. Hợp đồng 2 bên ký kết gọi là hợp đồng kỳ hạn (forward contract) khi khối lượng gạo, giá bán, thời gian giao hàng… tùy thuộc vào 2 bên thương lượng.

Cả người mua và người bán đều phải đối mặt với rủi ro hợp đồng không được thực hiện khi 1 trong 2 bên có thể hủy ngang hợp đồng.

Tuy nhiên với hợp đồng tương lai (future contract) thì khác, đây chính là hợp đồng kỳ hạn được sở giao dịch chuẩn hóa, quy định về:

  • Loại tài sản.
  • Quy mô hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở được chuyển giao đối với mỗi đơn vị hợp đồng).
  • Loại và đơn vị tiền tệ đối với giá chuyển giao mỗi phiên.
  • Biên độ dao động giá chuyển giao.
  • Địa điểm và thời gian thực hiện việc chuyển giao.
  • Tỷ lệ ký quỹ (đảm bảo khả năng thực hiện của 2 bên).

Nói cách khác, bạn sẽ không trực tiếp đến gặp người B để đàm phán hợp đồng mà sẽ trực tiếp mua hợp đồng trên sàn giao dịch.

Ở đây toàn bộ hợp đồng mua bán đã được chuẩn hóa và yêu cầu tỷ lệ ký quỹ nhất định để đảm bảo khả năng thực hiện của 2 bên.

Các khái niệm của hợp đồng tương lai

Khái niệmGiải thích
Hợp đồng tương laiLà thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước
Tài sản cơ sởLà đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh
Ký quỹKhoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của 2 bên hợp đồng
Vị thếTrạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ
Đóng vị thếMở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn
Giá thanh toán cuối ngàyMức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/ lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng
Giá thanh toán cuối cùngMức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/ lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng
Hệ số nhân hợp đồngHệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền
Khối lượng mởSố lượng hợp đồng của một loại Chúng khoán phái sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Mức giá chuyển giao được điều chỉnh theo tình hình thị trường. Mức giá này được ấn định ban đầu và thay đổi sau mỗi phiên trên thị trường.

Giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và liên tục thay đổi theo thời gian.

Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở tăng thì thông thường giá chuyển giao cũng tăng và ngược lại. Vào cuối phiên, mức giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai sẽ được công bố và có hiệu lực cho đến phiên tiếp theo.

Hợp đồng tương lai yêu cầu tỷ lệ ký quỹ

Khi tham gia Hợp đồng tương lai, người mua và người bán phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn, và ký quỹ một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng.

Số dư tài khoản ký quỹ của bên tham gia giao dịch sẽ luôn thay đổi theo giá hàng ngày và không được thấp hơn mức ký quỹ duy trì (theo quy định của Sở giao dịch).

Giá trị lỗ lãi của Hợp đồng tương lai được xác định hàng ngày

  • Nhà đầu tư đứng ở vị thế mua (Long-position – người mua) được lợi nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường tăng lên.
  • Nhà đầu tư đứng ở vị thế bán (Short-position – người bán) sẽ được lợi nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống.

Nếu bạn đang tự hỏi nếu bạn dự báo giá gạo (tài sản cơ sở) sẽ tăng trong tương lai, tại sao chúng ta không mua trực tiếp gạo mà phải mua qua hợp đồng tương lai?

Đây chính là điểm hấp dẫn của sản phẩm phái sinh này khi:

  • Bạn không cần phải có đủ 100% số tiền để mua tài sản cơ sở
  • Bạn Không lo ngại vấn đề bảo quản, vận chuyển hàng hóa
  • Dễ dàng giao dịch

4. Sản phẩm chứng khoán phái sinh nào được triển khai ở Việt Nam?

Ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính thức mở cửa. Trong đó, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30. Đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam có 3 sản phẩm chính: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, Hợp đồng tương lai chỉ s HNX30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.

3 sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
3 sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 là loại Hợp Đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn.

  • HĐTL chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.
  • Chỉ số VN30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE.
Tên hợp đồngHợp đồng tương lai chỉ số VN30
Mã hợp đồngVN30F
Tài sản cơ sởChỉ số VN30
Hệ số nhân100.000 đồng
Quy mô hợp đồng100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở VN30
Tháng đáo hạnTháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối của 2 quý tiếp theo
Đơn vị giao dịch1 Hợp đồng
Biên độ giao động+/- 7%

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

Bạn mở vị thế mua 01 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 08/2021, và kỳ vọng thị trường (chỉ số VN30) sẽ tăng trong tương lai.

Khi giá hợp đồng tương lai tăng từ 1.000 điểm lên 1.010 điểm, nhà đầu tư đang lãi:

(1.010 – 1.000) x 100.000 đồng/điểm chỉ số = 1 triệu đồng

Giá trị ký quỹ của nhà đầu tư tăng lên: 15 triệu + 1 triệu = 16 triệu đồng

Phần trăm lãi của nhà đầu tư khi đó là: 1/15 = 7%

Còn nếu tham gia trên thị trường cơ sở, phần trăm lãi của nhà đầu tư chỉ là:

(1.010 –1.000)/1.000 x 100% = 1%

Như vậy, nhờ chỉ phải bỏ số tiền ký quỹ ban đầu (15%) mà chỉ với một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra mức lãi/lỗ lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư vào tài sản cơ sở.

Hợp đồng tương lai chỉ số HNX30

Hợp đồng tương lai trên chỉ số HNX30 là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số HNX30. mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số HNX30 tại thời điểm đáo hạn.

  • HĐTL chỉ số HNX 30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.
  • Chỉ số HNX30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HNX.

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (TPCP) là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là một trái phiếu chính phủ giả định do Sở Giao dịch chuẩn hóa các điều khoản bao gồm: Số năm đáo hạn, tháng đáo hạn, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, hình thức trả gốc, lãi, rỗ trái phiếu được chấp nhận để chuyển giao, phương thức thanh toán đáo hạn (Bằng tiền/chuyển giao vật chất), …

5. Giao dịch Hợp đồng tương lai có gì khác biệt so với giao dịch cổ phiếu?

Việc giao dịch Hợp đồng đồng tương lai diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận.

Các Hợp đồng tương lai sẽ có bảng giá riêng biệt, nhà đầu tư dựa trên kỳ vọng của mình vào xu hướng của chỉ số có thể đặt lệnh và khớp lệnh để tham gia vào Hợp đồng tương lai.

Giao dịch hợp đồng tương lai
Giao dịch hợp đồng tương lai

Tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số.

Một điểm khác biệt là các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

Đối với cổ phiếu trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu cần phải có đủ số tiền, và nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu phải có đủ số cổ phiếu trước khi giao dịch.

Tuy nhiên, đối với Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư không cần có đủ toàn bộ số tiền để tham gia vị thế mua, hoặc không cần nắm giữ tài sản cơ sở để tham gia vị thế bán.

Nhà đầu tư khi giao dịch Hợp đồng tương lai, đối với cả bên mua và bên bán, sẽ cần làm quen với hai hoạt động chính trong Giao dịch hợp đồng tương lai: Ký quỹ và thanh toán hàng ngày.

Khác biệt giữa giao dịch chứng khoán cơ sở và hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Khác biệt giữa giao dịch chứng khoán cơ sở và hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Việc thanh toán hàng ngày diễn ra như thế nào?

Một điểm khác biệt nữa của thị trường chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:

  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng:nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

Giao dịch T+0

Hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư đóng, mở vị thế trong ngày.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mở vị thế mua HĐTL vào lúc 10:00 ngày 19/06/2021. Đến thời điểm 14:00 ngày 19/06/2021, nhà đầu tư A muốn chốt lợi nhuận đối với vị thế này, nhà đầu tư A chỉ cần đặt vị thế bán HĐTL để đóng vị thế.

Ký quỹ là gì và ký quỹ hoạt động như thế nào?

 Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò như một khoản đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng. Trung tâm lưu ký sẽ quy định tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng khác nhau.

 Tỉ lệ ký quỹ ban đầu do trung tâm lưu ký quy định sẽ nêu rõ nhà đầu tư phải ký quỹ bao nhiêu phầm trăm giá trị hợp đồng trước khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

 Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ, và phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với Hợp đồng tương lai

6. Ưu điểm của Giao dịch chứng khoán phái sinh Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai có một số ưu điểm như:

  • Giao dịch dễ dàng, thuận tiện: Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư dự đoán thị trường tăng điểm sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai, khi thị trường tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm.
  • Tổng số lượng hợp đồng tương lai lưu hành không bị giới hạn: số lượng hợp đồng lưu hành trên thị trường phụ thuộc vào nhu cầu nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư có thể tham gia Vị thế bán mà không cần sở hữu tài sản cơ sở của hợp đồng đó.
  • Lợi thế đòn bẩy: Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 1 số tiền (ký quỹ) bằng một phần giá trị hợp đồng. Hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao. Khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu.
Ưu điểm của giao dịch hợp đồng tương lai
Ưu điểm của giao dịch hợp đồng tương lai

Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi đã nắm giữ hợp đồng tương lai.

  • Có thể mua/bán liên tục trong ngày: Nếu như trong giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện bán. Giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán).

Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường.

  • Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm. Hiện tại trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư đang không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường giảm điểm. Nhưng với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào với điều kiện duy nhất cần đáp ứng là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
Khác với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh vẫn có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường giảm điểm
Khác với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh vẫn có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường giảm điểm

Lưu ý: Các hợp đồng tương lai sẽ có thời gian đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

7. Những rủi ro khi tham gia vào chứng khoán phái sinh

“Lợi thế đòn bẩy được coi là con dao 2 lưỡi khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường”

Rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh
Rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Khi giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng có lợi, nhà đầu tư sẽ ghi nhận khoản tiền lãi lớn trên mức ký quỹ ban đầu.

Khi giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, nhà đầu tư sẽ chịu khoản thiệt hại lớn trên tài khoản ký quỹ.

Nếu giá trị ký quỹ xuống thấp hơn Mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư sẽ phải bổ sung ký quỹ.

Nếu không nộp bổ sung, nhà đầu tư buộc phải đóng 1 phần/toàn bộ vị thế đang nắm giữ bằng việc đặt lệnh đối ứng trên thị trường. Khi đóng được vị thế, nhà đầu tư vẫn phải thanh toán thiệt hại cho Trung Tâm Thanh Toán Bù trừ (TTTTBT) và công ty chứng khoán nếu như giá trị ký quỹ không đủ để chi trả.

8. Tham gia giao dịch Chứng khoán phái sinh như thế nào?

Để tham gia giao dịch phái sinh Hợp đồng tương lai (HĐTL), bạn có thể thực hiện các bước sau:

Các bước tham gia giao dịch phái sinh
Các bước tham gia giao dịch phái sinh

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán (CTCK) là thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh và một tài khoản ký quỹ tại một thành viên bù trừ (có thể là tổ chức khác nếu thành viên giao dịch của nhà đầu tư không phải thành viên bù trừ).

Cách mở tài khoản chứng khoán phái sinh online bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

Bước 2: Trước khi giao dịch, bạn cần nộp tiền (ký quỹ) theo quy định.

Bước 3:  Tham gia giao dịch HĐTL theo hướng dẫn và bổ sung ký quỹ (khi được yêu cầu).

Bước 4: Thanh toán bù trừ

Bạn phải thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hàng ngày. Lãi lỗ sẽ được tính toán dựa theo giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai. Riêng với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của bạn lỗ ròng: Bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của bạn lãi ròng: Bạn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Bước 5: Theo dõi các loại tỷ lệ

Nếu tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định, bạn sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty chứng khoán, yêu cầu bổ sung vào tài khoản. Ngược lại, nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt giá trị ký quỹ yêu cầu, bạn có thể rút bớt phần này.

Mua hay Bán?
Mua hay Bán?

Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã nắm giữ vị thế, nhà đầu tư cần theo dõi hai loại tỷ lệ: Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và tỷ lệ tài khoản phái sinh.

Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ

Tỷ lệ sử dụng tài khoản phái sinh = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ròng hợp lệ

Giá trị ký quỹ yêu cầu = IM + VM + DM

Trong đó:

  • IM: Ký quỹ ban đầu theo quy định của Trung tâm lưu ký.
  • VM: Giá trị lỗ ròng phát sinh trong phiên (nếu có).
  • DM: Ký quỹ chuyển giao, dùng thay cho IM đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất đến ngày đáo hạn.

Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký.

Giá trị tài sản ròng hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký + tiền tại sàn giao dịch – nợ tại Sàn giao dịch

Sàn giao dịch sẽ quy định các mức an toàn, cảnh báo và xử lý đối với từng tỷ lệ này:

  • Mức an toàn: Nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán phái sinh tối đa cho tới khi tỷ lệ đạt mức an toàn này.
  • Mức cảnh báo: Khi vượt quá mức này, Sàn giao dịch sẽ gọi bổ sung ký quỹ và nhà đầu tư phải nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để tỷ lệ về thấp hơn hoặc bằng mức an toàn.
  • Mức xử lý: Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị xử lý đóng vị thế nếu vượt quá mức này.

9. Chiến lược giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh

Rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia thị trường phái sinh với mục đích duy nhất là kiếm tiền nhanh nhưng lại quên rằng mục đích ban đầu của thị trường phái sinh là phòng tránh rủi ro, không phải kiếm lời.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau về 2 chiến lược này ngay sau đây:

Chiến lược đầu cơ, đòn bẩy lớn

Với việc chỉ cần bỏ ra 15% tỷ lệ ký quỹ ban đầu và sử dụng tới 85% tiền của công ty chứng khoán thì mức lời/lỗ của bạn sẽ được đẩy lên rất cao (khoảng 6 lần).

Thay vì bỏ 100 triệu của mình ra để mua các cổ phiếu trong VN30 thì bạn lại sử dụng số tiền đó để mua hợp đồng tương lai.

Chiến lược Margin đòn bẩy lớn
Chiến lược Margin đòn bẩy lớn

Đây là ví dụ điển hình của chiến lược đầu cơ.

Cứ mỗi 1% tăng hoặc giảm của VN30, bạn sẽ lãi hoặc lỗ tương ứng xấp xỉ 7%.

Cuối mỗi ngày giao dịch bạn buộc phải duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu của mình nếu không muốn bị công ty chứng khoán bán tài sản (margin call).

Đương nhiên với biến động mạnh như vậy thì bạn sẽ có nhiều khả năng bị cháy tài khoản trước khi chỉ số VN30 kịp tăng trở lại.

Đã có không ít những phiên thị trường điều chỉnh mạnh trước khi tăng khiến những người đang sở hữu vị thế mua không kiểm soát được bản thân trước những đợt giảm giá trong ngắn hạn:

Chúng ta luôn cảm thấy đau đớn khi lỗ nhiều hơn là lãi

Đó là tâm lý hành vi tài chính thông thường. Áp lực bị call margin sẽ khiến bạn khó có thể đưa ra những quyết định đúng.

Chiến lược hạn chế rủi ro – Hedging

Đây mới chính là mục tiêu hướng tới của thị trường phái sinh.

Chiến lược hạn chế rủi ro – Hedging
Chiến lược hạn chế rủi ro – Hedging

Ví dụ: Bạn có 1 tỷ đồng và phân bổ 90% tức là 900 triệu để mua cổ phiếu trong nhóm VN30 và 100 triệu để hedging – tức short 6 hợp đồng chỉ số VN30 (15 triệu 1 hợp đồng).

  • TH1: Khi chỉ số HNX tăng 1% từ 1.000 điểm lên 1010 điểm

Bạn lời từ chứng khoán cơ sở: 900 x (1.010/1.000 – 1) = 9 triệu.

Lỗ từ việc short chỉ số HNX: (1.010 – 1.000) x 6 x 100.000 = 6 triệu.

Tổng cộng bạn sẽ lãi = 9 – 6 = 3 triệu.

  • TH2: Khi chỉ số VN30 giảm 1% từ 1.000 điểm xuống 990 điểm

Bạn sẽ lỗ từ thị trường cơ sở: 900 x (990/1.000 – 1) = – 9 triệu

Tuy nhiên bạn sẽ lãi ở thị trường phái sinh: (1.000 – 990) x 6 = 6 triệu

Tổng cộng bạn sẽ lỗ: 9 – 6 = 3 triệu

Như vậy nhờ đặc điểm sử dụng đòn bẩy rất lớn của sản phẩm phái sinh sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ biến động (rủi ro) trong danh mục của mình.

Đây cũng chính là công cụ được các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng để đảm bảo tỷ lệ rủi ro tối đa mà mình có thể chịu đựng.

Có thể bạn sẽ thấy nực cười khi thấy việc tham gia vào thị trường phái sinh theo chiến lược hedging sẽ chỉ khiến bạn bị giảm lãi trong trường hợp dự đoán đúng và bớt lỗ trong trường hợp bạn dự đoán sai.

Tuy nhiên với các tổ chức đầu tư lớn sẽ thường có mục tiêu kỳ vọng/rủi ro chịu đựng rất rõ ràng, thị trường phái sinh lúc này là công cụ tuyệt vời để họ có thực hiện mục tiêu đó.

Rất nhiều nhà đầu tư lão làng đã phải thừa nhận rằng tham gia thị trường phái sinh theo chiến lược đầu cơ là cực kỳ rủi ro và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với thị trường chứng khoán cơ sở…

Hãy cẩn trọng và thực sự hiểu rõ chiến lược đầu tư của bạn trước khi tham gia thị trường phái sinh!

10. Làm sao để thành công với giao dịch phái sinh?

Để có thể thành công với giao dịch phái sinh, bạn phải xác định được mục đích của mình khi tham gia giao dịch đó là gì? Để phòng ngừa rủi ro hay để đầu cơ (trading) sinh lợi?

Hầu hết nhà đầu tư cá nhân tiếp cận với các hợp đồng phái sinh dưới góc độ đầu cơ (trading), vì thế bạn nên tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật. Việc hiểu về các chỉ báo kỹ thuật sẽ giúp bạn có được những tín hiệu mua bán ngắn hạn chính xác và dễ dàng thu lợi từ hoạt động đầu cơ.

Xây dựng hệ thống chỉ báo kỹ thuật
Xây dựng hệ thống chỉ báo kỹ thuật

Tất nhiên, bạn cần có những hiểu biết nhất định về phân tích kỹ thuật và xây dựng cho mình 1 hệ thống chỉ báo riêng trước khi nghĩ đến việc làm giàu từ hợp đồng phái sinh. Xin chúc bạn giao dịch thành công và kiếm lợi nhuận từ thị trường này!


Hãy đăng ký và theo dõi mạng xã hội bên dưới để nhận được những chia sẻ mới nhất

YouTube
Đăng ký
Facebook
Follow
Zalo
Kết bạn
TikTok
Follow
Telegram
Follow
Bài viết liên quan:

Cảnh báo: Đầu tư chứng khoán không đơn giản là việc Mua hoặc Bán một loại Cổ phiếu nào đó. Rất nhiều người tham gia giao dịch đã thua lỗ vì không có kiến thức hoặc không phù hợp. Giao dịch Chứng quyền hoặc Phái sinh sử dụng đòn bẩy cao có thể dẫn đến mất số hết số Vốn của bạn.

  • Không phù hợp với những ai muốn làm giàu nhanh.
  • Không dành cho những ai đang thất nghiệp muốn kiếm tiền để sinh sống hàng ngày.
  • Không dành cho người có thu nhập thấp, nợ nần hoặc không chi trả nổi những chi phi lặt vặt trong cuộc sống.

Trước khi tham gia đầu tư Chứng khoán bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường. Rất nhiều nhà giao dịch (trader) vì không có kiến thức về thị trường dẫn đến thua lỗ mất mát hoặc lừa đảo không đáng có.

Danh sách các sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay

 Sàn Forex uy tín
icmarkets
Sàn Forex uy tín
Sàn chứng khoán VN
Mở tài khoản tại đây
Binance
Sàn Bitcoin uy tín
Sàn Bitcoin uy tín
Sàn Bitcoin uy tín
Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay